[🆕🇻🇳] Đề HSG Văn 📚 Top1Learn 📕 Đọc hiểu tản văn Món nợ không thể đòi, Nguyễn Ngọc Tư ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn. Lớp: 11 Ngày: 07/05/2024 Thời gian là , shares-13✔️ , likes-9❤️️ , date-2024-05-21 05:01:02🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

[🆕🇻🇳] Đề HSG Văn 📚 Top1Learn 📕 Đọc hiểu tản văn Món nợ không thể đòi, Nguyễn Ngọc Tư
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn. Lớp: 11
Ngày: 07/05/2024

Thời gian là , shares-13✔️ , likes-9❤️️ , date-2024-05-21 05:01:02🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️‍🤼‍🏃🏻🚴🏼🏋🏻‍🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
📌📌📌Đọc hiểu tản văn Món nợ không thể đòi, Nguyễn Ngọc Tư
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn. Lớp: 11
Ngày: 07/05/2024

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi gồm 02 trang)

PHẦN I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc tản văn sau của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MÓN NỢ KHÔNG THỂ ĐÒI

(Lược một đoạn: Một người mẹ dẫn đứa con nhỏ đi chợ. Cậu bé xót xa hỏi mẹ tại sao người ta lại bán những con cá con. Người mẹ bèn giảng giải cho con và dấy lên bao suy tư trăn trở trong lòng).

(1)Lứa cá nhỏ hơn đầu đũa này thường là từ 15-30 ngày tuổi, người ta gọi là ròng ròng. Hơi giống trẻ con, lúc mới chào đời ròng ròng có màu đỏ, và ngả sang đen khi chúng lớn dần lên. Lúc ấy, chúng sẽ từ bỏ cái tên cúng cơm của mình, xúng xính với tên mới: Cá lóc. […]

(2)Đây cũng là khoảng thời gian mẹ đi chợ, hay thấy lòng buồn rợn ngợp. Đầu chợ là cá ròng ròng, cuối chợ cũng cá ròng ròng. Trên nền chợ đẫm nước, bên mớ rau đồng xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lạy lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng trứng lặc lè. Ai cũng có thể nhìn thấy muôn vạn hạt trứng nhỏ lấm tấm bên trong.

(3)Dài theo lối đi, người ta bày bán mấy con cá lóc ốm nhom vật vờ bên cạnh lũ cá rô, cũng lép kẹp, chỉ bụng là quá khổ vì phải bọc lấy trứng. Cá quãng này ăn không béo, nhiều nhớt, tanh, thịt cứng, dai nhách. Dường như lũ cá đã cố ép xác, tự làm mình xấu đi, già đi, nhếch nhác, xóa dấu của sự hấp dẫn để bảo vệ lũ con sắp chào đời nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay của con người.

(4)Nhưng giữa chợ đời, chẳng mấy ai để tâm mà cám cảnh cho phận ròng ròng, cho con cá… có bầu, như mẹ. Hay ai cũng thấy bất nhẫn, nhưng họ cũng im lặng làm ngơ, như mẹ. Khi lấy đũa gắp mớ ròng ròng kho tiêu thơm lựng, họ cũng thấy áy náy, quá nhiều sinh vật mất cơ hội sống chỉ vì một miếng ăn của con người? […].

(5)Mẹ đắn đo rất lâu, mẹ sợ suy nghĩ kia được nói nên lời sẽ là quá tàn nhẫn đối với đứa trẻ. Cuối cùng, mẹ nói, tại bà con mình còn nghèo. Vì nghèo, nên phải dầm mình kéo từng bầy ròng ròng, lội ròng rãi trên khắp đồng bãi tìm bắt từng con nhái, con ếch để đổi lấy ít gạo.

(6)Vì nghèo, nên đang cạy cơm cháy bữa sáng đã lo ngay ngáy bữa chiều, hơi sức đâu nghĩ tới tương lai xa vời. Và vì bụng chưa no, nên những gì người ta rao trên đài, nào là phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn hệ sinh thái… chỉ là những ngôn ngữ xa vời.

(7)Mẹ buộc phải nói những điều quá phức tạp, đối với thằng con năm tuổi. Nhưng đó là câu trả lời bao dung nhất, ít đau đớn nhất… Chắc chắn, lớn lên nó sẽ hiểu. Chỉ sợ, lúc đó, những sản vật của ao đồng trở thành hàng quý hiếm. Và vĩnh viễn thằng con không biết âm thanh ếch, nhái kêu ran ngoài đồng sau mưa, cảnh cá rô, thác lác ục sôi dưới đìa mùa hạn, tiếng cá lóc táp lụp bụp như dừa rụng xuống ao.

(8)Tất cả những thứ ấy, như một món nợ mà lớp con cháu không thể đòi lại từ những thế hệ đi trước. Có trả nổi đâu mà đòi…

(Dẫn theo Tạp chí điện tử Người đô thị, số ra ngày 26/03/2024, đường dẫn: nguoidothi.net.vn/mon-no-khong-the-doi-43339.html)

Câu 1. Tìm và chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết miêu tả đặc điểm tự nhiên của những con cá ròng ròng trong đoạn văn (1) của văn bản trên. Anh/chị hãy nhận xét về cách miêu tả đó.

Câu 2. Đoạn văn (2), (3) trong văn bản trên nêu lên hiện tượng nào đã diễn ra trong buổi chợ sớm mai ấy? Nhận xét của anh/chị về hiện tượng này trong cuộc sống hôm nay?

Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của 01 phép tu từ trong đoạn văn (5), (6) trong văn bản trên.

Câu 4. Liệt kê 04 từ ngữ, hình ảnh, chi tiết diễn tả cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật người mẹ trong văn bản trên. Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật người mẹ qua những cảm xúc, tâm trạng, suy tư của chị?

PHẦN II . Viết (6.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về món nợ đối với các thế hệ sau khi chúng ta khai thác các sản vật tự nhiên theo kiểu tận diệt.

Câu 2. (4 điểm)

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ lẽ nhưng lại quanh co, giấu giếm không thú thật cùng vợ mình. Vì thế, Hoạn Thư – vợ cả của chàng – lập mưu, bí mật bắt cóc Kiều về, biến nàng thành kẻ hầu người hạ trong nhà mình với tên gọi là Hoa nô. Thúc Sinh, khi từ quê Vô Tích về lại Lâm Tri với Kiều, tưởng là nàng đã chết, vô cùng đau khổ. Một thời gian sau, chàng trở lại nhà, không ngờ gặp lại Kiều nhưng thân phận hai người khác biệt “con ở”- “chúa nhà”, chẳng dám nhận nhau. Hoạn Thư lại cố tình bày trò để hành hạ hai người cho thỏa lòng ghen. Đoạn thơ sau từ câu 1835 đến câu 1856 diễn tả lại cảnh đó:

Vợ chồng chén tạc chén thù (1),

Bắt nàng đứng chực trì hồ (2) hai nơi.

Bắt khoan bắt nhặt (3) hết lời,

Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.

Sinh càng như dại như ngây,

Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi.

Ngoảnh đi chợt nói chợt cười,

Cáo say chàng đã giạm (4) bài lảng ra.

Tiểu thư vội thét: “Con Hoa!

Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.”

Sinh càng ruột nát tan hồn,

Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.

Tiểu thư cười nói tỉnh say,

Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.

Rằng: “Hoa nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe!”

Nàng càng tán hoán tê mê,

Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.

Bốn dây như khóc như than,

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!

Cùng trong một tiếng tơ đồng (5),

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

(Dẫn theo “Từ điển Truyện Kiều” – Đào Duy Anh, NXB Văn hóa – Thông tin, 2000, trang 702-703)

Chú thích:

(1) Chén tạc chén thù: chén mời đi, chén mời trở lại.

(2) Trì hồ: bưng bình rượu mà hầu.

(3) Bắt khoan bắt nhặt: ý là bắt buộc, bắt bẻ từng li từng tí.

(4) Giạm: nói ướm trước để xem tình ý thế nào.

(5) Tiếng tơ đồng: tiếng đàn

Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh để giới thiệu về đoạn trích trên nhằm giúp mọi người thêm hiểu và yêu mến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

👇Đáp án xem dưới CMT👇👇👇

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER

🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈‍⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100040951940322


Đọc hiểu tản văn Món nợ không thể đòi, Nguyễn Ngọc Tư
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn. Lớp: 11
Ngày: 07/05/2024

Thời gian là , shares-13✔️ , likes-9️️ , date-2024-05-21 05:01:02📰🆕
#Đọc #hiểu #tản #văn #Món #nợ #không #thể #đòi #Nguyễn #Ngọc #TưĐỀ #KIỂM #TRA #CUỐI #HỌC #KÌ #NĂM #HỌC #2024Môn #Ngữ #văn #Lớp #11Ngày #07052024Thời #gian #là



2######ĐÚNG2######2023) 2024
[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart